Người xưa đã từng nói “bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”, nếu muốn thân thể khỏe mạnh, thì đừng ăn lung tung, nếu muốn có phúc khí, thì đừng nói lung tung. Đừng nói lung tung, nói nhiều phúc khí liền tan!
Phàn nàn về sự bất công
Phàn nàn chính là một hiện tượng tâm lý đặc thù của con người, là phản ứng tự nhiên trước sự bất mãn của họ. Nhiều người than vãn khi sinh ra trong cảnh nghèo. Nhiều người lại khóc lóc vì mình không có mọi thứ như người khác.
Thậm chí họ còn phàn nàn, oán trách cha mẹ. Nhưng với những người hay phàn nàn thì bản thân họ là người chịu thiệt nhất. Cuộc sống của bạn sẽ chẳng có gì thay đổi cả nếu bạn chỉ phàn nàn mà không cố gắng thay đổi hiện tại và tương lai.
Sống ở đời tốt nhất không nên phàn nàn, bởi khả năng của mỗi người là khác nhau, trình độ của mỗi người cũng khác nhau. Cùng một cơ hội, có người nắm bắt được, có người thì không. Nhưng nếu bạn không nhìn vào lại bản thân mình mà chỉ khăng khăng đòi công bằng thì bạn sẽ không thể thăng tiến.
Chê bai, coi thường người khác
Trong cuộc sống ai cũng có những điểm mạnh và những điểm yếu. Ai cũng muốn phóng đại điểm mạnh của mình và che đi khuyết điểm của bản thân. Một số người không hiểu nguyên tắc này. Khi thấy khuyết điểm của người khác, họ bắt đầu chê bai, miệt thị người ta bằng những lời lẽ nặng nề. Trong khi đó, họ không hiểu được mình đã làm tổn thương người khác đến mức nào.
Những người thành công thì họ rất giỏi ăn nói, biết cách cư xử khéo léo và hài hòa mọi thứ. Bạn muốn thành công, muốn làm giàu thì ngay từ đầu bạn cần học cách ăn nói.
Những lời nói quá thẳng và thật
Cùng là một lời nói, nói theo những cách khác nhau, lại mang đến cho người nghe những cảm xúc khác nhau ở trong lòng. Nếu bắt buộc phải nói ra sự thật thì bạn nhất định phải nói khéo léo để người nghe dễ dàng chấp nhận hơn.
Chỉ khi người khác chấp nhận điều đó thì họ mới có thể làm bạn với bạn và nói về mọi thứ. Bạn càng có nhiều bạn bè, càng phải cẩn trọng trong những lời nói bạn nói với người ta hoặc nói về người khác.
Trong cuộc trò chuyện, chúng ta rất khó để biết đối phương muốn gì, nghĩ gì nhưng chúng ta cần phân tích cuộc trò chuyện, thu thập thông tin rồi nắm bắt tâm lý của người khác.
Những người ngay thẳng thường chỉ quan tâm đến suy nghĩ của bản thân mà không để ý tới tâm lý của người khác. Họ rất giỏi nói những lời khó nghe, không kiêng nể gì.
Nhưng bạn có thể đảm bảo rằng những gì bạn nói và những gì bạn nghĩ là đúng hay không? Có câu nói: "Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe". Trong bất cứ trường hợp nào, nói lời dịu dàng, dễ nghe thường có lợi hơn.
PV (T/h)