Vào những ngày tháng 3, du khách không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy hoa gạo nở rực trời khi đi qua Cốc Lếu - địa danh nổi tiếng của thành phố Lào Cai. Địa danh này có từ cách đây cả trăm năm, nhưng không phải ai cũng biết tên gọi Cốc Lếu bắt nguồn từ một
|
Hoàng hôn tháng 3, hoa gạo nở rực rỡ trên những con đường Cốc Lếu, nơi được mệnh danh là mảnh đất ngã ba sông với một vùng trời hoa gạo đỏ. |
|
Tên gọi Cốc Lếu bắt nguồn từ tiếng dân tộc Giáy. "Coóc réo" có nghĩa là "gốc gạo", do vùng này vốn là thung lũng, xưa có rất nhiều cây gạo. Về sau, người Kinh phát âm thành Cốc Lếu, dần trở thành địa danh như ngày nay. |
|
Kí ức đẹp về vùng đất hoa gạo của thế hệ trước đã truyền cảm hứng để nhạc sĩ Vũ Đình Trọng viết ca khúc Dòng sông hoa gạo. Ca khúc đã thành công khi được đông đảo công chúng Lào Cai đón nhận và yêu thích. |
|
Những cây gạo trên đường Thủy Hoa và An Dương Vương nằm ngả bóng sang cầu Cốc Lếu trong hoàng hôn mang vẻ đẹp cổ xưa như truyền thuyết về vùng đất ngã ba sông. |
|
Tháng 3 về, những cây gạo mới được trồng dọc tuyến đường An Dương Vương nở hoa rực đỏ, làm đẹp thêm cho đô thị ven sông. |
|
Nổi bật giữa màu xanh của chồi non, lộc biếc, của đất trời mùa xuân, là rực rỡ màu hoa gạo đỏ, như hàng nghìn đốm lửa nhỏ đang bập bùng cháy giữa khoảng không trung, khiến ai ngắm nhìn cũng đắm say. |
|
Dòng sông hoa gạo giờ không chỉ còn trong kí ức, mà đang hiện hữu cùng những đổi thay của mảnh đất biên cương. |
|
|
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những cây gạo cổ thụ giờ đây đã không còn, nhưng địa danh Cốc Lếu thì nay đã trở thành phường trung tâm về kinh tế, đô thị và đối ngoại của thành phố Lào Cai. |
|
Hoa gạo rụng trên hè phố còn đỏ tươi nhiều ngày, lưu giữ khoảnh khắc rực rỡ nhất của loài hoa này. |
|
Hoa gạo nở đỏ rực như xua tan đi cái ảm đạm của những ngày lạnh cuối xuân, tạo nên những mảng màu ấn tượng và ấm áp. |
|
Lào Cai cũng là mảnh đất biên cương tươi đẹp, truyền cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ và những nhiếp ảnh gia, những người yêu vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của vùng Tây Bắc. |
PV (T/h)