Ông Nguyễn Hòa Bình (Shark Bình sinh năm 1981) hiện giữ ᴄhứᴄ Chủ tịᴄh Tập đoàn NextTeᴄh, ѕở hữu nhiều thương hiệu tên tuổi như mPoS, VIMO, Boxme, FaѕtGo…
Ông Bình không ᴄhỉ đượᴄ biết đến ᴠới ᴠai trò là nhà đầu tư trong Shark Tank Việt Nam mà ᴄòn đượᴄ ᴄoi là "tri kỷ" ᴄủa ᴄáᴄ startup Việt ᴠới hơn 20 năm kinh nghiệm khởi nghiệp thành ᴄông. Cũng từ ᴄhương trình nàу mà ᴄáᴄh gọi "Shark Bình" đượᴄ biết đến ᴠà ѕử dụng rộng rãi mỗi khi nhắᴄ về ông.
Lập doanh nghiệp từ 19 tuổi
Từ khi 15 tuổi, ông Bình đã có niềm đam mê với công nghệ. Vì thế sau khi tốt nghiệp cấp 3, ông đã quyết tâm thi đỗ ngành công nghệ trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngay khi còn là sinh viên, ông đã đạt được rất nhiều giải thưởng lớn trong cuộc thi công nghệ như trí tuệ Việt Nam, Vifotec, tài năng tin học trẻ…Ngoài ra, shark Bình cũng từng tốt nghiệp thạc sỹ trường Đại học thành phố Osaka (Nhật Bản) về ngành tin học đô thị.
Năm 19 tuổi, Shark Bình đã thành lập công ty riêng trên nền tảng Internet đầu tiên mang tên PeaceSoft với số vốn 2 triệu đồng. Đây là một trong những startup công nghệ đầu tiên của Việt Nam chuyên gia công phần mềm. Với việc bắt đầu lập nghiệp từ những năm 2000, Shark Bình đã được truyền thông, báo chí nhắc đến như một trong những giám đốc trẻ nhất Việt Nam. Hiện nay ông đang là Chủ tịch HĐQT của NextTech Group – một hệ sinh thái với gần 30 nền tảng công nghệ tại Việt Nam, và 5 thị trường khác tại Đông Nam Á và Trung Quốc. Ông Bình cũng từng được bình chọn trong Top những người có đóng góp cho sự phát triển của Internet tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2017.
Tập đoàn NextTech từ lâu không còn là cái tên xa lạ trên thị trường khởi nghiệp. NextTech phần lớn hoạt động trên các lĩnh vực như thương mại điện tử, công nghệ tài chính hay giáo dục công nghệ và dịch vụ hậu cần…Hiện nay NextTech của Shark Bình đang sở hữu một chuỗi các dự án lớn như FastGo, Ngân Lượng, Vimo hay mPOS…
Năm 2003, Shark Bình đã tham gia Net Booking, hội thảo lớn nhất dành cho giới kinh doanh châu Á. Tại đây, với vai trò là ông chủ của PeaceSoft (tiền thân của NextTech), ông Bình đã nắm bắt 5 phút quý giá và mời chào những nhà đầu tư ý tưởng. Sau 7 năm hoạt động, Shark Bình đã quyết định chuyển PeaceSoft từ mô hình đó sang mô hình thương mại điện tử, trang thương mại điện tử Chodientu.vn và trở thành đối tác của eBay - một tập đoàn lớn của Mỹ.
Tuy nhiên, thời kỳ “hưng thịnh” của PeaceSoft nhanh chóng qua đi khi Lazada, Shopee tấn công thị trường Việt Nam. EBay cũng không muốn đốt tiền và nhanh chóng ngừng hợp tác với Shark Bình.
Vào năm 2016 thì PeaceSoft tái cấu trúc theo mô hình tập đoàn để không dừng lại ở thị trường thương mại điện tử mà tham gia vào điện tử hóa thương mại với tổng doanh số bán lẻ lên đến 110 tỷ USD/năm. Shark Bình đổi tên PeaceSoft thành tập đoàn NextTech.
Đáng chú ý, cả ông và vợ đều là lãnh đạo chủ chốt trong Tập đoàn NextTech. Không những thế họ còn là người đứng đầu của nhiều dự án về công nghệ. Năm 2016, vợ chồng ông Bình đã quyết định đầu tư dự án Học viện Sáng tạo Công nghệ TEKY. Đây là học viện đào tạo công nghệ chất lượng cho trẻ em đầu tiên ở Việt Nam.
Hiện nay, NextTech là tập đoàn lớn với hơn 1.000 nhân viên tại 7 quốc gia. Mục tiêu tương lai của NextTech là trở thành Tập đoàn điện tử hóa thương mại sáng tạo và lớn mạnh nhất Đông Nam Á. NextTech từng được ví như “Alibaba của Việt Nam”. Doanh nghiệp này còn được bầu chọn là 1 trong 10 công ty có ảnh hưởng đến sự phát triển Internet của Việt Nam.
Những phát ngôn "khó đỡ"
Tham gia Shark Tank Việt Nam năm 2019, Shark Bình đã để lại ấn tượng đặc biệt với các startup cùng khán giả truyền hình. Chỉ 2 tháng sau khi phát sóng tập đầu tiên của Shark Tank mùa 4, Shark Nguyễn Bình đã hoàn tất thương vụ đầu tư 500.000 USD vào Coolmate.me, nền tảng mua sắm thời trang nam giới trực tuyến. Khoản đầu tư này của Shark Bình nhằm tiếp sức cho startup Việt nhanh chóng phát triển, mở rộng ra khu vực Đông Nam Á.
Không chỉ tạo nên sức hút mạnh mẽ trong từng tập của chương trình chuyên về khởi nghiệp, shark Bình còn gây ấn tượng bởi nhiều phát ngôn thẳng thắn, được ví như "gáo nước lạnh". Ông được mệnh danh là vị Shark “phũ" nhất chương trình bởi những phát ngôn "khó đỡ" này
Trước các startup lên truyền hình gọi vốn định giá khá "trên trời", shark Bình thường dùng những lời nhận xét gay gắt đáp trả. Có những câu nói của shark Bình sau khi kết thúc đã làm "dậy sóng" mạng xã hội như:
"Em đến đây để đùa shark à"?
"Dù em có định giá 250 triệu đồng thôi thì anh cũng không đầu tư. Lý do là các em đang làm một thứ vô nghĩa".
"Anh xin em đừng làm mô hình kinh doanh này nữa bởi vì em sẽ mất tiền".
"Bọn em dùng rất nhiều thuật ngữ chém, tự định giá 100 tỷ đồng, có khi không phải người của trái đất này".
"Tụi em giống anh cách đây 20 năm, rất non và xanh".
"Shark Tank là một sân chơi chỉ nói về tiền thôi".
"Em phải tỉnh ra, đừng ngáo giá".
"Sản phẩm của em quá đơn giản, làm cho tôi cảm thấy rất mất thời gian".
Không ít những tranh cãi đã nổ ra xung quanh những phát ngôn của shark Bình. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng vị Shark này có nhận xét rất chuẩn xác, sự lạnh lùng và thẳng thắn cần có ở một doanh nhân.
PV (T/h)