Những cô gái xinh đẹp mặc bikini đạp xe trên phố nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều người.
Mới đây, trang HK01 có đăng tải bài viết về sự kiện 50 cô gái mặc bikini đạp xe ở thành phố Cao Hùng, Đài Loan, Trung Quốc giữa trưa hè. Họ đạp xe từ MRT Central Park về hướng Công viên tự nhiên Quốc gia Thọ Sơn trong tiết trời nóng bức.
Được biết, một cửa tiệm kinh doanh bikini tổ chức sự kiện này để mừng khai trương. Những cô gái xinh đẹp mặc bikini đạp xe trên phố nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều người.
Sau khi được các trang tin đăng tải về bài viết nó đã nhận được nhiều tương tác. Tất nhiên, điều này cũng kéo theo những ý kiến trái chiều. Có người cho rằng ý tưởng này độc đáo nhưng số khác thì cho rằng điều này không mấy tinh tế, mục đích chính chỉ là quảng bá cho cửa hàng bán áo tắm.
Thực tế, không phải không có trường hợp quảng cáo đồ bơi kém phần khéo léo. Quảng cáo bikini không hề dễ dàng. Bởi nó rất dễ bị đánh giá là phản cảm, thậm chí còn chạm phải một số vấn đề văn hóa. Ngay ở Trung Quốc, từng có hiện tượng người mẫu thay thế ma-nơ-canh, quảng cáo nội y tại trung tâm thương mại làm người lui tới cảm thấy ngượng ngùng.
Hãng áo tắm Colombia từng gây tranh cãi khi tung bộ ảnh quảng cáo cùng người mẫu Emily Didonato. Bối cảnh buổi chụp hình là sa mạc Namibia. Mọi chuyện không có gì cho đến khi người ta nhận thấy sự xuất hiện của người thổ dân trong shoot hình. Nhiều người khẳng định hình ảnh này có bêu xấu. Hãng thời trang này sau đó đã phải mất nhiều thời gian để thanh minh.
Hay như một quảng cáo khác được chụp ở Quế Lâm, Vân Nam, Trung Quốc. Những người mẫu gợi cảm diện áo tắm chụp ảnh ở những địa điểm tâm linh. Người dân Trung Quốc đã lên tiếng phản đối bộ ảnh này vì nó đã vi phạm văn hóa Trung Quốc, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục.
Người ta vẫn nghĩ khi quảng cáo áo tắm hay nội y phải nóng bỏng nhưng vẫn có những cách "lành mạnh" hơn như một số gợi ý chỉ chụp riêng sản phẩm, đặt nó trong hộp như một món quà.
Pv (t/h)